GIẢI MÃ FREELANCER – MỘT NGHƯỜI “LÀM” VẠN NGHỀ

Hiện nay, Freelancer không còn là một cụm từ xa lạ và đã trở thành xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Upwork, chỉ riêng tại Mỹ có hơn 55 triệu người làm công việc tự do (Freelance), chiếm 35% lực lượng lao động và freelancer đóng góp ước tính 1000 tỷ đô la thu nhập hàng năm cho nền kinh tế Mỹ. Hiện nay tại Việt Nam, xu hướng làm việc freelance được nhiều người lựa chọn với một thu nhập trong mơ cùng với những kinh nghiệm, tính linh hoạt mà nghề mang lại. 

 

Freelance là gì? Freelancer là gì?

Freelance được hiểu theo nghĩa là làm việc tự do. Những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này thì được gọi bằng danh từ Freelancer (người làm tự do), để chỉ những người làm việc theo phương thức tự quản lý, không bị giới hạn về quy tắc, chủ động trong lựa chọn môi trường, địa điểm và thời gian làm việc.

 

Freelancer được hiểu theo nghĩa là người làm việc tự do

 

Người lao động tự do (Freelancer) đôi khi được đại diện bởi một công ty hoặc một cơ quan tạm thời, nơi sẽ là trung gian liên hệ giữa lao động tự do tiếp cận với khách hàng. 

Ngoài ra, Các freelancer thường tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ, hoặc thông qua các sàn giao dịch việc làm freelance.

 

Lĩnh vực hoạt động của Freelancer

Thuật ngữ “làm việc tự do” phổ biến nhất trong văn hóa và các ngành nghề liên quan đến yếu tố sáng tạo. Các lĩnh vực, nghề nghiệp và ngành mà nghề tự do chủ yếu bao gồm: âm nhạc, viết lách, diễn xuất, lập trình máy tính, thiết kế web, thiết kế đồ họa, dịch thuật, minh họa, sản xuất phim và video,…

 

  • Freelance content writer/copywriter: Viết các bài SEO website, mạng xã hội, viết blog, kịch bản quảng cáo/phim ảnh, thông cáo báo chí… 
  • Freelance translator : Biên dịch và phiên dịch sách, báo… 
  • Freelance Online Marketer: Quản trị Fanpage, Forum seeding, quảng cáo Facebook, Google Adwords…
  • Freelance Digital Marketer: Quản trị hệ thống, phân tích dữ liệu, Quảng cáo trên Internet, Lập trình website,…
  • Freelance designer : Thiết kế đồ họa 2D/3D,  bộ nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm truyền thông (logo, banner, poster, brochure), thiết  kế nội thất… 
  • Freelance Producer: Chịu trách nhiệm quay và dựng video, CTV, chụp ảnh,.. 

Ưu điểm khi trở thành Freelancer

  • Cơ hội việc làm đa dạng

Đôi khi công ty có những công việc đột xuất hoặc những dự án ngắn hạn không cần đến nhân viên toàn thời gian. Những người làm nghề tự do chuyên nghiệp sẽ phù hợp hơn vào thời điểm này. Kinh nghiệm hợp tác với nhiều dự án và kiến ​​thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau là lợi thế tuyệt đối của Freelancer.

 

                                                         Freelancer có cơ hội làm việc đa ngành nghề

Freelancer được phép làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng lúc và cũng có thể coi công việc Freelance như một nghề tay trái bên cạnh công việc chính thức, miễn là đảm bảo được tính chất công việc và yêu cầu của khách hàng. 

Là một freelancer, bạn sẽ có cơ hội thử sức ở nhiều lĩnh vực và làm hàng chục dự án ở các công ty khác nhau. Do đó, bạn sẽ tối ưu hóa được khả năng của mình và tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng và hình thành phương pháp làm việc hiệu quả hơn. 

 

  • Không bị ràng buộc 

Freelancer không bị ràng buộc bởi quy định, kỷ luật của công ty hay tổ chức nào, cũng không phải hàng ngày 8 tiếng đến cơ quan ngồi làm việc một chỗ. Thay vào đó bạn có khả năng chủ động làm việc ở bất cứ đâu bạn muốn ( ở nhà, quán cà phê, coworking,..).

Bạn có thể dành nhiều thời gian đầu tư cho đam mê của bản thân đồng thời vẫn có thể quan tâm, chăm sóc cho gia đình. 

Freelancer có thể tự quyết định sẽ làm việc vào lúc nào. Bạn có thể dồn công việc vào một khoảng thời gian trong ngày bạn cảm thấy minh mẫn và năng suất nhất miễn là đảm bảo được tiến độ công việc. Nếu dự án kết thúc, bạn có thể nghỉ bao lâu tùy thích hoặc thậm chí mang công việc theo để hoàn thành ngay trong kỳ nghỉ. 

 

  • Mức lương hấp dẫn

Làm một Freelancer, đương nhiên bạn sẽ hưởng mức thu nhập theo năng lực. Freelancer có thể “cân” nhiều công việc một lúc nếu muốn nhưng trong phạm vi đảm bảo sức khỏe. Điều này đồng nghĩa thay vì một mức lương cố định, bạn sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau.

 

Freelancer thường có thu nhập rất hấp dẫn có thể lên đến vài nghìn đô

Khi hợp tác tập đoàn lớn, công ty nước ngoài, với mỗi dự án bạn có thể có mức thu nhập là vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn đô.

 

  • Kiến tạo môi trường hợp tác và phát triển

 

 Freelancer có thể mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển sự nghiệp

Làm trong môi trường Freelancer bạn sẽ gặp gỡ với nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau.. Bạn có thể làm quen, học hỏi kinh nghiệm, thậm chí là hợp tác với chính những “đối thủ” cùng ngành. Tận dụng các mối quan hệ này bạn sẽ được biết đến và có cơ hội nhận được nhiều dự án mới. 

 

Khó khăn mà Freelancer gặp phải

  • Cạnh tranh nghề khốc liệt

Để tồn tại trong nghề khi làm việc đơn độc, bạn phải cho thấy thái độ chuyên nghiệp và cầu tiến không kém (thậm chí phải hơn) bất kì một công ty nào. Sự chuyên nghiệp thể hiện ở quá trình giao tiếp với khách hàng, tìm hiểu những yêu cầu của khách hàng và hoạch định kế hoạch thật cụ thể để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

 

Freelancer yêu cầu phải chịu được áp lực công việc cao

Freelance là một chiến trường nơi các công ty trả giá cao nhất để có được những người giỏi nhất. Đó cũng là nơi các freelancer đưa ra những đề xuất hấp dẫn nhất để nổi bật hơn các “đồng nghiệp” của mình. 

 

  • Thu nhập bấp bênh

Làm việc cho các công ty truyền thống, bạn có hợp đồng lao động, được hưởng đãi ngộ, lương cứng và bảo hiểm. Nhưng Freelancer lại khác, Freelancer lại không có điều gì đảm bảo về mức thu nhập hàng tháng. Thu nhập của bạn tính theo dự án bạn hoàn thành, điều này phụ thuộc vào sự chủ động của bạn và cả “may mắn”. 

Tính chất công việc thiếu sự ổn định như vậy có thể khiến nhiều người dễ chán nản, thiếu độ an toàn và không phù hợp với những người đã đã có gia đình hoặc trong độ tuổi trung niên, sắp về hưu.  

 

  • Khả năng bị bóc lột sức lao động 

Khi mới chập chững bước vào nghề, bạn sẽ chưa thể định hình được năng lực của bản thân đến đâu, thu nhập trung bình của nghề ra sao. Chính vì thế việc bị giao quá nhiều task, yêu cầu quá đáng từ khách hàng nhưng bạn phải nhận một mức giá bèo bọt là không thể tránh khỏi.

Nếu chưa có sự deal lương rõ ràng và cụ thể, có những Freelancer còn bị khách hàng ăn cắp chất xám, ăn bớt hoặc thậm chí quỵt luôn tiền công. 

 

Lời khuyên nào cho Freelancer 

Freelancer phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm, thậm chí chấp nhận làm việc không công trong thời gian đầu để gây dựng được hình ảnh cá nhân và tạo dựng được một bộ hồ sơ ấn tượng. 

 

Một Freelancer phải xác định được thế mạnh và ngành nghề muốn tập trung đồng thời có thể đa-zi-năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Freelancer, cũng như mọi ngành nghề khác, nếu muốn nổi bật, ngoài kiến thức chuyên môn, một núi kỹ năng khác đang chờ bạn trau dồi, hoàn thiện.. Một Freelancer phải xác định được thế mạnh và ngành nghề muốn tập trung đồng thời có thể đa-zi-năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Hãy nghiêm túc đầu tư từ thời gian, tiền bạc cho đến tinh thần cho công việc để đạt được thành quả tốt nhất.

 

Những “mảnh đất” dành cho Freelancer

  • Mạng xã hội

Bạn hãy lập cho mình một trang blog, website, tài khoản Linkedin,.. kèm theo đó là một Portfolio ấn tượng với những sản phẩm, dự án đã thực hiện. Sau đó, bạn có thể quảng bá bản thân và tìm việc trên các Group facebook hay thậm chí trên Trang cá nhân, Tài khoản Mạng Xã Hội để các nhà tuyển dụng tìm đến bạn. 

Mạng xã hội là "Mảnh đất vàng" dành cho Freelancer
Mạng xã hội là “Mảnh đất vàng” dành cho Freelancer

 

  • Website

Doanh nghiệp muốn đăng thông tin tuyển dụng lên website đều phải được xác thực thông tin. Chính vì thế các nguồn công việc được đăng tải lên website đều có độ tin cậy nhất định. Bạn có thể tham khảo một số web uy tín cả trong và ngoài nước như: Vlance.vn,  Freelancerviet.vn, Freelancer.com,  Upwork.com, Peopleperhour.com,.. 

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về Freelancer. 

 

 

 

 

 

One thought on “FREELANCER – MỘT NGHƯỜI LÀM VẠN NGHỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *